Ngữ pháp dành cho học sinh THCS
Quy tắc đánh trọng âm cơ bản trong tiếng Anh
Trọng âm là một trong những kiến thức vô cùng quan trọng nếu bạn muốn học phát âm tiếng Anh chuẩn và hay như người bản xứ. Lỗi sai cơ bản của người Việt khi nói tiếng Anh là quên đánh trọng âm khi phát âm, hoặc không biết trọng âm của từ ở đâu và thường phiên âm như tiếng Việt. Vậy hãy cùng SmartLearn theo dõi bài viết dưới đây để nắm chắc những quy tắc trọng âm “chuẩn không cần chỉnh”.

Quy tắc đánh trọng âm trong tiếng Anh

Có 2 nguyên tắc trọng âm bắt buộc để đánh trọng âm cho một từ:

  • Mỗi từ chỉ có một trọng âm duy nhất
  • Trọng âm luôn được đánh ở nguyên âm thay vì phụ âm

Trọng âm của từ có hai âm tiết

Quy tắc 1: Phần lớn danh từ và tính từ trong tiếng Anh có hai âm tiết thì trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ: 

Danh từ: monkey /´mʌηki/, baby /’beibi/, center /ˈsentər/,…

Một số trường hợp ngoại lệ của danh từ: advice /ədˈvaɪs/, machine /məˈʃiːn/, mistake /mɪˈsteɪk/, hotel /həʊˈtel/,…

Chú ý: Một số từ 2 âm tiết sẽ có trọng âm khác nhau tùy thuộc vào từ loại. Như record, desert sẽ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất nếu là danh từ: record /ˈrek.ɔːd/; desert /ˈdez.ət/; rơi vào âm tiết thứ 2 khi là động từ: record /rɪˈkɔːd/; desert /dɪˈzɜːt/,…

Tính từ: angry /´æηgri/, happy/ ˈhæpi/, nervous /ˈnɜrvəs/,…

Một số trường hợp ngoại lệ của tính từ: alone /əˈləʊn/, amazed /əˈmeɪzd/,…

Quy tắc 2: Một số động từ cũng có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất nếu có âm tiết thứ hai là âm ngắn

Ví dụ: enter/ ˈentər/, prefer /pri’fə:/,…

Quy tắc 3: Hầu hết động từ và giới từ có hai âm tiết thì nhấn âm sẽ rơi vào âm tiết thứ hai

Ví dụ:

Động từ: design /di´zain/, enjoy /ɪnˈdʒɔɪ/, include /ɪnˈkluːd/…

Giới từ: between /bɪˈtwiːn/, among /əˈmʌŋ/…

Một số trường hợp ngoại lệ: answer /ˈɑːn.sər/, enter /ˈen.tər/, happen /ˈhæp.ən/, offer /ˈɒf.ər/, open /ˈəʊ.pən/, visit /ˈvɪz.ɪt/,…

Quy tắc 4: Danh từ hay tính từ chứa nguyên âm dài ở âm tiết thứ hai thì nhấn trọng âm sẽ rơi vào chính âm tiết đó

Ví dụ: belief /bɪˈliːf/, Japan /dʒəˈpæn/, correct /kəˈrekt/, perfume /pərˈfjuːm/, police /pəˈliːs/ …

Quy tắc 5: Các từ chỉ số l­uợng nhấn trọng âm ở từ cuối kết thúc bằng đuôi – teen. Ng­ược lại sẽ nhấn trọng âm ở từ đầu tiên nếu kết thúc bằng đuôi – y

Ví dụ: thirteen /θɜːˈtiːn/, fourteen /ˌfɔːˈtiːn/, twenty /ˈtwen.ti/, thirty /ˈθɜː.ti/, fifty /ˈfɪf.ti/,…

Trọng âm của từ có ba âm tiết trở lên 

Quy tắc 6: Danh từ có ba âm tiết, nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ: exercise /’eksəsaiz/, paradise /ˈpærədaɪs /, compromise/’kɑmprə,maɪz/…

Quy tắc 7: Danh từ, động từ, tính từ khi có âm tiết cuối là âm /ə/ hoặc /i/ và kết thúc là phụ âm thì trọng âm rơi vào âm thứ hai

Ví dụ: consider /kənˈsɪdər/, remember /rɪˈmembər/, familiar /fəˈmɪliər/,…

Trọng âm của từ có tiền tố và hậu tố

Quy tắc 8: Các từ có hậu tố là – ic, – ish, – ical, – sion, – tion, – ance, – ence, – idle, – ious, – iar, – ience, – id, – eous, – ian, – ity thì thì trọng âm nhấn vào âm tiết ngay trước

Ví dụ: nation /ˈneɪʃn/, celebrity /səˈlebrəti/, linguistic /lɪŋˈɡwɪstɪk/, foolish /ˈfuːlɪʃ/, entrance /ˈentrəns/, musician /mjuˈzɪʃn/,…

Quy tắc 9: Các từ có hậu tố là – ee, – eer, – ese, – ique, – esque , – ain sẽ có trọng âm rơi vào chính âm tiết đó

Ví dụ: agree /əˈɡriː/, maintain /meɪnˈteɪn/, Vietnamese /ˌvjetnəˈmiːz/, maintain /meɪnˈteɪn/, volunteer /ˌvɑːlənˈtɪr/unique /juˈniːk/, retain /rɪˈteɪn/…

Quy tắc 10: Các từ có hậu tố là – ment, – ship, – ness, – er/ or, – hood, – ing, – en, – ful, – able, – ous, – less thì trọng âm chính của từ gốc không thay đổi. 

Ví dụ: agreement /əˈɡriːmənt/, meaningless /ˈmiːnɪŋləs/, reliable /rɪˈlaɪəbl/, poisonous  /ˈpɔɪzənəs/, happiness /ˈhæpinəs/,…

Quy tắc 11: Các từ có hậu tố là – al, – ate, – gy, – cy, – ity, – phy, – graphy thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên

Ví dụ: economical /ˌiːkəˈnɑːmɪkl/, investigate /ɪnˈvestɪɡeɪt/, photography /fəˈtɑːɡrəfi/, identity /aɪˈdɛntɪti/, technology /tekˈnɑːlədʒi/, geography /dʒiˈɑːɡrəfi/.

Quy tắc 12: Các từ kết thúc bằng các đuôi : how, what, where, …. thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ: anywhere/ˈen.i.weər/, somehow /ˈsʌm.haʊ/, somewhere/ˈsʌm.weər/,…

Quy tắc 13: Trọng âm rơi vào chính các âm tiết sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self

Ví dụ: event /ɪˈvent/, contract /kənˈtrækt/, protest /prəˈtest/, persist /pəˈsɪst/, maintain /meɪnˈteɪn/, herself /hɜːˈself/, occur /əˈkɜːr/…

Quy tắc 14: Hầu như các tiền tố không nhận trọng âm

Ví dụ: dis’cover, re’ly, re’ply, re’move, des’troy, re’write, im’possible, ex’pert, re’cord, …

Ngoại lệ: ‘underpass, ‘underlay…

Quy tắc 15: Trọng âm không rơi vào những âm yếu như /ə/ hoặc /i/

Ví dụ: computer /kəmˈpjuːtər/, occur /əˈkɜːr/,…

Vì sao phải đánh trọng âm trong tiếng Anh?

Giúp bạn phân biệt được các từ dễ nhầm lẫn

Trong tiếng Anh, có những từ tuy cách viết và phát âm giống nhau nhưng lại mang nghĩa khác nhau. Nguyên nhân chính là ở âm tiết được nhấn trọng âm.

Trọng âm phân biệt từ này với từ khác khi nghe và nói tiếng Anh, vì đặt sai trọng âm có thể khiến hiểu nhầm sang từ khác với nghĩa khác nhau. 

Tránh hiểu nhầm trong giao tiếp

Trọng âm giúp nhấn mạnh và truyền tải những thông tin quan trọng dù tốc độ nói nhanh khi nghe người nước ngoài nói tiếng Anh. Nếu bạn biết rõ trọng âm của từ, bạn có thể nghe và nắm bắt thông tin cực tốt dù người ta “nói nhanh như gió” đi chăng nữa.

Trên thực tế, có rất nhiều tình huống “dở khóc dở cười” đã xảy ra chỉ vì nói tiếng Anh không có trọng âm và người nghe hiểu theo nghĩa khác. Điều này là cực kỳ nguy hiểm nếu bạn dùng tiếng Anh để giao tiếp với khách hàng, đối tác nước ngoài.

Giúp bạn phát âm chuẩn và có ngữ điệu tự nhiên

Trọng âm tạo nên ngữ điệu tự nhiên của câu nói, khiến giọng nói tiếng Anh uyển chuyển, chuyên nghiệp, mang phong cách giống người bản xứ. Nếu không có trọng âm sẽ khiến những lời nói trở nên nhàm chán, không lôi cuốn, đọc Tiếng Anh như đang phiên âm tiếng việt. Một câu nói với ngữ điệu lên xuống chắc chắn sẽ lôi cuốn người nghe hơn rất nhiều so với một câu nói bằng bằng, đều đều không cảm xúc. 

Trên đây là tổng hợp 15 đánh trọng âm cơ bản trong tiếng Anh. SmartLearn hi vọng bài viết đã giúp người học nắm được quy tắc trọng âm “chuẩn không cần chỉnh” và tự tin giao tiếp tiếng Anh như người bản xứ.

© Copyright 2000 - 2022 – SMARTLEARN