Ngữ pháp dành cho học sinh THCS
Câu điều kiện trong tiếng Anh: công thức và cách dùng
Câu điều kiện (Conditional sentences) là một trong những kiến thức ngữ pháp trọng tâm trong tiếng Anh. Nếu bạn muốn chinh phục điểm số cao trong học tập hay vượt qua các bài thi TOEIC, IELTS,... thì không thể bỏ qua câu điều kiện. Bài viết hôm nay SmartLearn sẽ giúp các bạn ôn tập về công thức và cách dùng của câu điều kiện.

Câu điều kiện là gì?

Câu điều kiện trong tiếng Anh được dùng để diễn đạt, giải thích về một sự việc nào đó có thể xảy ra khi điều kiện nói đến xảy ra. Hầu hết các câu điều kiện đều chứa “if” và một câu điều kiện có hai mệnh đề.

  • Mệnh đề chính hay gọi là mệnh đề kết quả.

  • Mệnh đề chứa “if” là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện, nó nêu lên điều kiện để mệnh đề chính thành sự thật.

Thông thường mệnh đề chính sẽ đứng trước mệnh đề phụ đứng sau. Tuy nhiên chúng ta có thể đảo mệnh đề phụ lên trước câu và thêm dấu phẩy vào sau mệnh đề phụ để ngăn cách giữa mệnh đề phụ và mệnh đề chính.

Ví dụ:

If the weather is nice, I will go to Cat Ba tomorrow. (Nếu thời tiết đẹp, tôi sẽ đi Cát Bà vào ngày mai.)

Các loại câu điều kiện trong tiếng Anh

Câu điều kiện loại 0 (zero conditional)

Câu điều kiện loại 0 được sử dụng để diễn giải thích tình huống những tình huống được coi là chân lý, thường là những sự thật trong cuộc sống.

If + S+ V (s/es), S + V(s/es)

Ví dụ:

If you freeze water, it becomes solid. (Nếu bạn đóng bằng nước, nó sẽ thành thể cứng.)

Ngoài ra câu điều kiện loại 0 còn được sử dụng để đưa ra những lời chỉ dẫn, lời đề nghị.

Ví dụ:

If Bill phones, tell him to meet me at the cinema. (Nếu Bill gọi, bảo anh ấy gặp tôi ở rạp chiếu phim.)

Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 1 dùng để diễn tả những sự việc có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai và kết quả của nó.

If + S + V (s/es), S + will + V

Ví dụ:

If you don’t hurry, you will miss the bus. (Nếu bạn không nhanh lên, bạn sẽ lỡ chuyến xe buýt.)

Trong câu điều kiện loại 1, thay vì sử dụng thì tương lai chúng ta cũng có thể sử dụng các động từ khuyết thiếu để thể hiện mức độ chắc chắn hoặc đề nghị một kết quả nào đó:

If you drop that glass, it might break. (Nếu bạn làm rơi chiếc cốc, nó sẽ vỡ.)

Câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 2 được sử dụng để diễn tả những tình huống không có thật, không thể xảy ra trong tương lai và giả định kết quả nếu nó có thể xảy ra.

If + S + V-ed, S + would + V

 

Ví dụ:

If the weather wasn’t so bad, we could go to the park.(But the weather is bad so we can’t go.)

Câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 3 được sử dụng để diễn tả những sự việc không xảy ra trong quá khứ và xác định kết quả nếu nó đã xảy ra. Cấu trúc câu này thường ám chỉ sự tiếc nuối hoặc lời trách móc.

If + S + had + V-PII, S + would + have + V-PII

Ví dụ:

If I had worked harder I could have passed the exam. (Nếu tôi học chăm chỉ tôi đã có thể vượt qua kỳ thi.)

Câu điều kiện hỗn hợp

Câu điều kiện hỗn hợp diễn tả những sự việc trái ngược với sự thật đã xảy ra trong quá khứ và giả định kết quả nếu những điều này thực sự đã xảy ra. Những kết quả này sẽ trái với sự thật ở hiện tại.

If + S + had + V-PII, S + would + V

Ví dụ: 

If I had studied I would have my driving license. (Nếu tôi học thì giờ tôi đã có bằng lái xe rồi – nhưng tôi đã không học và hiện tại tôi không có bằng lái xe.)

Một số lưu ý về cách dùng câu điều kiện

Cũng giống như động từ có động từ thường và động từ bất quy tắc, các cấu trúc câu đầu điều kiện cũng có những trường hợp đặc biệt cần lưu ý.

1. Trong câu điều kiện có mệnh đề phụ ở dạng phủ định, chúng ta có thể dùng “unless” thay cho “if not…”

Ví dụ:

I will buy you a new laptop if you don’t let me down. (Tôi sẽ mua cho cậu một cái máy tính xách tay mới nếu cậu không làm tôi thất vọng.)

Chuyển thành: I will buy you a laptop, unless you let me down. (Tôi sẽ mua cho cậu một cái máy tính xách tay mới trừ khi bạn làm tôi thất vọng.)

2. Trong câu điều kiện loại 2, chúng ta  sử dụng “were” thay cho “was”

Ví dụ: 

If I were you, I would never do that to her. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không bao giờ làm vậy với cô ấy.)

3. Cách dùng của câu điều kiện loại 2 và câu điều kiện loại 3 thường được sử dụng trong cấu trúc câu wish và cấu trúc câu would rather để thể hiện sự tiếc nuối hoặc ý trách móc ai đó đã hoặc không làm gì:

Ví dụ:

If I had reviewed for the exam, I would not have got mark D! (Nếu tôi ôn tập cho kỳ thi, tôi đã không bị điểm D!)

Chuyển thành: I wish I had reviewed for the exam. (Ước gì tôi đã ôn tập cho kỳ thi.)

Hoặc: I would rather I had reviewed for the exam. (Giá như tôi đã ôn tập cho kỳ thi.)

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ công thức và cách dùng của câu điều kiện. SmartLearn hi vọng bài viết giúp người học cảm thấy dễ dàng hơn trong hành trình chinh phục tiếng Anh và đạt điểm tốt trong các bài thi học thuật có liên quan đến câu điều kiện.

 
© Copyright 2000 - 2022 – SMARTLEARN