Ngữ pháp dành cho học sinh Tiểu học
Động từ trong tiếng Anh: Phân loại, vị trí và cách sử dụng
Trong ngữ pháp tiếng Anh, động từ là một phần không thể thiếu trong câu. Một câu có thể không có tân ngữ hoặc chủ ngữ nhưng chắc chắn cần có động từ. Tùy theo cách phân loại mà động từ được chia thành nhiều loại khác nhau. Cùng SmartLearn theo dõi bài viết sau để biết động từ là gì, vị trí của động từ trong câu và các loại động từ trong tiếng Anh.

Động từ trong tiếng Anh là gì?

Động từ trong tiếng Anh nói chung là những từ hoặc cụm chỉ hoạt động của một chủ thể nào đó. Động từ là thành phần thiết yếu không thể lược bỏ trong câu tiếng Anh.

Ví dụ:

He runs very fast. (Anh ấy chạy rất nhanh.)

She is cooking in the kitchen. (Cô ấy đang nấu ăn trong bếp.)

Vị trí của động từ trong tiếng Anh

Động từ đứng sau chủ ngữ

Trong một câu tiếng Anh cơ bản thì động từ đứng ngay sau chủ ngữ với mục đích diễn tả hành động của chủ thể đó.

Ví dụ:

She teaches in a high school. (Cô ấy dạy học tại một trường trung học phổ thông.)

He runs in the park every morning. (Anh ấy chạy bộ ở công viên mỗi buổi sáng.)

Động từ đứng sau trạng từ chỉ tần suất

Trong những câu diễn tả thói quen thì động từ không trực tiếp đứng sau chủ ngữ mà nó sẽ đứng sau trạng từ chỉ tần suất.

She often wakes up early. (Cô ấy thường xuyên thức dậy sớm.)

He rarely plays games. (Anh ấy hiếm khi chơi games.)

Các trạng từ chỉ tần suất thông dụng gồm:

Never: không bao giờ

Seldom: hiếm khi

Sometimes: đôi khi

Often: thường

Usually: thường xuyên

Always: luôn luôn

Động từ đứng trước tân ngữ

Ngoài cách xác định vị trí của động từ qua chủ ngữ thì chúng ta còn có thể xác định qua tân ngữ. Trong tiếng Anh, động từ sẽ đứng trước tân ngữ.

Ví dụ:

Close the door, it is raining heavily! (Đóng cửa vào đi trời đang mưa rất to!)

Open the book, kids! (Mở sách ra nào các con!)

Một số trường hợp động từ sẽ đi kèm với giới từ sau đó mới là tân ngữ.

Ví dụ: Listen to me and I will tell you what you want. (Lắng nghe tôi và tôi sẽ nói cho bạn những điều bạn muốn.)

Động từ đứng trước tính từ

Có một loại động từ trong tiếng Anh duy nhất đứng trước tính từ đó là động từ tobe.

Ví dụ:

She is very beautiful. (Cô ấy rất xinh đẹp.)

He is short and fat. (Anh ta thấp và béo.)

Phân loại động từ tiếng Anh

Theo vai trò của động từ

  • Động từ tobe

Động từ tobe trong tiếng Anh là một loại động từ rất đặc biệt. Nó là một trong những loại động từ nhưng lại không mà nghĩa chỉ hành động mà dùng để thể hiện trạng thái, sự tồn tại hay đặc điểm của một sự vật hoặc sự việc nào đó.

Có 3 dạng của động từ tobe: Is, am, are

Ví dụ:

She is a reporter at a famous newsroom. (Cô ấy là một phóng viên tại một tòa soạn nổi tiếng.)

I am a student. (Tôi là học sinh.)

They are my parents. (Họ là phụ huynh của tôi.)

  • Động từ thường

Động từ thường là động từ dùng để diễn tả những hành động thông thường.

Ví dụ:

He listens to music when he is sad. (Anh ấy nghe nhạc khi buồn.)

She works until 9pm everyday. (Cô ấy làm việc đến 9 giờ tối mỗi ngày.)

  • Trợ động từ

Trợ động từ hay còn được hiểu là động từ hỗ trợ đi kèm với động từ chính nhằm thể hiện thì, dạng phủ định hoặc nghi vấn của câu.

Các trợ động từ phổ biến trong tiếng Anh là do và have.

Ví dụ:

We don’t like to eat onions. (Chúng tôi không thích ăn hành.)

I have just woken up. (Tôi vừa mới thức dậy.)

  • Động từ khiếm khuyết

Động từ khiếm khuyết trong tiếng Anh được sử dụng đi kèm với động từ chính để diễn tả khả năng, sự chắc chắn, sự cho phép,…

Một số động từ khiếm khuyết trong tiếng Anh:

Can: có thể

May: có thể

Will: sẽ

Must: vừa mới, mới, vừa

Should: nên

Ví dụ:

He can finish a large bowl of noodles. (Anh ấy có thể ăn hết một tô mì lớn.)

You should wake up earlier. (Bạn nên thức dậy sớm hơn.)

Nội động từ và ngoại động từ

Nội động từ là những từ chỉ hành động nội tại, được thực hiện một cách trực tiếp từ chủ thể của hành động và không tác động lên đối tượng nào . Những câu sử dụng nội động từ không thể chuyển sang dạng bị động.

Một số nội động từ phổ biến:

Laugh: cười

Grow: lớn lên

Pose: tạo dáng

Dance: nhảy

Pause: tạm ngừng

Ví dụ:

He is smiling. (Anh ấy đang cười.)

She grew up in a big city. (Cô ấy lớn lên tại một thành phố lớn.)

Ngoại động từ trong tiếng Anh là những động từ được theo sau bởi một hoặc nhiều tân ngữ và có khả năng chuyển về dạng câu bị động.

Một số ngoại động từ thông dụng:

Make: làm, khiến

Buy: mua

Push: đẩy

Throw: ném

Open: mở

Close: đóng

Ví dụ:

My mom makes cakes every Sunday. (Mẹ tôi làm bánh vào mỗi chủ nhật.)

My dad bought a new car yesterday. (Hôm qua bố tôi mua một chiếc xe hơi mới.)

Cách dùng động từ trong tiếng Anh

Thêm đuôi V-ing và V-ed

Động từ (ngoại trừ động từ bất quy tắc) sẽ cần thêm đuôi ed khi mà chúng được sử dụng trong các thì quá khứ, câu bị động,…

  • Nguyên tắc thêm đuôi ed cho động từ:

Thêm trực tiếp đuôi ed vào sau động từ nguyên mẫu.

Đối với các động từ kết thúc bằng đuôi “e” thì chỉ cần thêm “d”.

Đối với các động từ kết thúc bằng “y” thì đổi “y” thành “i” và thêm đuôi ed.

Đối với động từ kết thúc với một nguyên âm và một phụ âm thì gấp đôi phụ âm cuối và thêm ed.

Đối với những động từ có trọng âm rơi vào âm thứ nhất và kết thúc bằng phụ âm thì gấp đôi phụ âm cuối và thêm ed.

Động từ trong tiếng Anh sẽ cần thêm đuôi “ing” khi người dùng sử dụng chúng trong các thì tiếp diễn hoặc chuyển động từ thành danh động từ trong tiếng Anh.

  • Nguyên tắc thêm đuôi “ing” cho động từ:

Thêm trực tiếp đuôi “ing” vào cuối động từ nguyên mẫu.

Nếu động từ kết thúc bằng đuổi “e” thì bỏ “e” và thêm đuôi “ing”.

Với những động từ kết thúc bằng đuổi “ie” thì đổi thành “y” và thêm “ing”.

Khi động từ kết thúc bằng một nguyên âm và một phụ âm thì gấp đôi phụ âm cuối và thêm đuôi “ing”.

Đối với những động từ kết thúc bằng đuôi “i” và có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất thì gấp đôi phụ âm cuối sau đó thêm đuôi “ing”.

Một số trường hợp thêm đuôi “ing” đặc biệt không theo quy tắc.
Ví dụ: 

to dye -> dyeing

to singe -> singeing

Trên đây là những kiến thức tổng hợp về động từ trong tiếng Anh. Nếu bạn đọc muốn tìm môi trường học tiếng Anh bổ ích, thú vị để củng cố ngữ pháp tiếng Anh, tham khảo ngay khóa Đặc trị mất gốc của SmartLearn nhé!

© Copyright 2000 - 2022 – SMARTLEARN